So sánh với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng đứng thứ 1/63 (đạt 88,90%), Hà Nội đứng thứ 21/63 (đạt 83,57%), Đà Nẵng đứng thứ 22/63 (83,38%), Cần Thơ đứng thứ 23/63 (83,12%), TP Hồ Chí Minh đứng thứ 36/63 (81,78%).
Về Chỉ số Hài lòng trong từng lĩnh vực so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, kết quả cho thấy, Chỉ số hài lòng của người dân đối với việc “xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách” đạt 83,46%, tăng mạnh nhất so với năm 2022 (tăng 4,39%) và xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố (tăng 11 bậc so với năm trước). Chỉ số hài lòng của người dân đối với việc “cung ứng dịch vụ hành chính công” đạt 83,72%, tăng 2,46% so với năm trước và xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố (tăng 9 bậc so với năm trước).
Chỉ số Hài lòng của thành phố Hà Nội năm 2023 tiếp tục đạt cao hơn Chỉ số hài lòng chung của cả nước (SIPAS chung của cả nước đạt 82,66%).
Năm 2023, thành phố Hà Nội có 9/9 tiêu chí thành phần của Chỉ số SIPAS đạt tỷ lệ hài lòng cao hơn so với năm trước.
Trong đó, tại lĩnh vực “Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách”, ghi nhận tăng cao nhất ở tiêu chí thành phần về mức độ hài lòng đối với kết quả, tác động của chính sách, tăng 6,06% và chất lượng chính sách, tăng 5,17%. Tại lĩnh vực “Cung ứng dịch vụ công”, ghi nhận tăng cao nhất ở tiêu chí thành phần về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, tăng 2,93% và về thủ tục hành chính, tăng 2,50%. Cả 9/9 tiêu chí thành phần đều đạt tỷ lệ hài lòng trên 80%, trong đó 8/9 tiêu chí đạt tỷ lệ hài lòng trên 83%.
Đạt được những kết quả khả quan về Chỉ số CCHC và Chỉ số Hài lòng trong năm qua, đó là nhờ có sự thống nhất trong cả hệ thống chính trị thành phố về tầm quan trọng của cải cách TTHC và chuyển đổi số; quán triệt và xuyên suốt nguyên tắc làm việc “thượng tôn pháp luật - luôn luôn lắng nghe - thái độ phục vụ”. Đặc biệt, mục tiêu thành phố luôn hướng tới là “người dân, doanh nghiệp dù ở bất kỳ đâu, đều có thể tiếp cận nhanh, dễ dàng các dịch vụ công, các ứng dụng số, nền tảng số, được cung cấp thông tin đầy đủ, phục vụ kịp thời”
Trung tâm VH-TT&TT Tây Hồ
TIN LIÊN QUAN